Giải pháp kỹ thuật thi công trần thạch cao chuyên nghiệp

16/09/2019

Ngày nay trần thạch cao được sử dụng rất phổ biến. Do những ưu điểm vượt trội hơn hẳn của trần thạch cao như: Trọng lượng nhẹ, bền, chắc, không hại môi trường,dễ uốn cong, có thể dễ dàng trang trí mọi kiểu cách, thời gian thi công nhanh hơn nhiều so với các loại vật liệu xây dựng khác, rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình nên hiệu quả kinh tế rất cao.

Giải pháp kỹ thuật thi công trần thạch cao chuyên nghiệp -1

Công ty TNHH TM DV Tín Phát với đội thợ có kinh nghiệm nhiều năm trong thiết kế thi công trần thạch cao và vách thạch cao như: nhà ở dân dụng, khách sạn, trường học, văn phòng, …Với đội ngũ kỹ thuật thi công giỏi , chủng loại vật tư đảm bảo về tiêu chuẩn và chất lượng, chúng tôi đảm bảo sẽ tạo nên những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của quý khách hàng trong quá trình hoàn thiện nội thất công trình.

Tín Phát chuyên đóng trần thạch cao, vách ngăn thạch cao có khả năng chống ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt, Trần nổi, Trần chìm, Giật cấp, Bao gồm các chủng loại, Eron, Thạch cao. Chúng tôi xin giới thiệu các bước thi công trần thạch cao theo đúng quy trình như sau:

Bước 1: Đo, đánh dấu các vị trí sẽ lắp ghép trên trần và dưới mặt sàn.

Bước 2: Dùng thanh thép nằm U-Track đặt vào vị trí đã đặt sẵn, bắt chặt bằng đinh vít thép loại 6mm, cách nhau 60cm, dùng kìm hoặc búa đóng các đinh vít cho thật chặt.

Bước 3: Những chỗ mở làm cửa sổ, cửa đi cắt thanh thép nằm U-Track dài thêm 30cm để làm đầu chờ nối với thanh đứng C-Stud làm thành khung cửa. Ngoài việc dùng vít nở loại 6mm, thì bắt thêm ở đoạn cuối của thanh nằm U-Track các đinh vít loại 4mm, cách nhau 15cm.

Giải pháp kỹ thuật thi công trần thạch cao chuyên nghiệp -2

Bước 4: Cắt thanh thép chữ C theo chiều cao của vách, đặt theo chiều đứng vuông góc với thanh chữ U, các thanh cách nhau 600mm, bắt chặt các điểm nối của thanh ngang U và chữ C, cả hai mặt bằng đinh vít thép hoặc đinh rivet. Trường hợp ghép vách cao hơn 2,4m cần lắp thêm thanh ngang U để làm xương đỡ để ghép các tấm thạch cao tiếp theo.

Bước 5: Ghép các tấm thạch cao cạnh vát, lên khung thép vừa dựng, theo phương thẳng đứng, nâng mặt dưới của tấm vách cách mặt sàn khoảng 10mm, bắt chặt tấm thạch cao vào khung bằng đinh vít cỡ 25mm, khoảng cách giữa các đinh vít không quá 300mm, đầu đinh vít ăn sâu vào tấm thạch cao khoảng 1-2mm ( không được để cho xuyên hẳn qua tấm thạch cao). Nếu sử dụng máy bắt vít sẽ giúp công việc dễ dàng hơn.

Bước 6: Trét kín các khe ghép nối và các đầu đinh vít trước khi lăn sơn hoặc dán giấy mầu trang trí lên vách.

Bước 7: Thi công sơn bả bề mặt, công tác bả sau khi đã xử lý xong tại các vị trí mép tấm, sau khi bề mặt bả đã khô thì tiến hành sơn trang trí bề mặt vách thạch cao.

Giải pháp kỹ thuật thi công trần thạch cao chuyên nghiệp -3

Bài viết liên quan